21/04/2024

Thể Thao 24/7

Báo thể thao online, tin thể thao 24h cập nhật 24/7

Chấn thương mắt cá chân khi chơi bóng rổ và cách xử lý

Chấn thương mắt cá chân
4 phút, 50 giây để đọc.

Chấn thương luôn là nỗi lo ngại bậc nhất của các cầu thủ và bất kì ai khi chơi thể thao nói chung và chơi môn bóng rổ nói riêng. Đặc biệt với bóng rổ- môn thể thao với đặc thù vận động nhiều với cường độ cao nên việc chấn thương rất dễ xảy ra nếu bạn tập luyện sai kỹ thuật hoặc có sự cố va chạm khi thi đấu. Với môn bóng rổ chấn thương mắt cá chân là tình trạng chấn thương khá phổ biến. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nguyên nhân và cách xử lý chấn thương mắt cá chân khi chơi bóng rổ mà mỗi người đều nên biết nhé!

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chấn thương mắt cá chân

Chấn thương

Khi chơi, các cầu thủ thường phải nhảy cả hai chân lên khỏi mặt đất. Và đôi khi họ bị mất thăng bằng khi chạm đất dẫn tới chấn thương. Mặc dù mắt cá chân đủ linh hoạt để cho phép chúng ta hoạt đông mạnh và chịu trọng lượng của toàn bộ cơ thể nhưng vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ dẫn tới chấn thương không đáng có.

Bong gân mắt cá là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn đau mắt cá. Nó chiếm 85% trong số các chấn thương mắt cá. Bong gân xảy ra khi dây chằng (phần mô nối với xương) bị rách hoặc căng quá mức. Hầu hết các chứng bong gân mắt cá là bong gân mặt bên. Xảy ra khi bàn chân bị vặn về 1 bên, phần mắt cá ngoài xoay về phía tiếp đất, khiến dây chằng bị kéo căng và rách.

Đa số các trường hợp chấn thương trong bóng rổ – bong gân mắt cá chân rất dễ chữa và thường hồi phục rất nhanh chóng. Tuy nhiên, sau khi lành mắt cá sẽ trở nên yếu hơn và các cơn đau mắt cá rất dễ tái phát trở lại.

Điều trị chấn thương mắt cá chân

R.I.C.E (Rest, Ice, Compression, Elevation)

Những người yêu thích thể thao chắc chắn không còn lạ gì đến phương pháp R.I.C.E. Dây là phương pháp trị liệu hiệu quả nhất cho mắt cá chân hay bất cứ bộ phận nào khi chúng bị sưng tấy. Băng và Nén sẽ giúp bạn giảm đau, và cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên R.I.C.E có thể khiến mắt cá chân của bạn yếu hơn nếu không được điều trị đúng cách.

M.E.T.H (Movement, Elevation, Traction and Heat)

Có 1 phương pháp hiệu quả hơn R.I.C.E đó là M.E.T.H. Phương pháp này bao gồm:

  • Nghỉ ngơi: Nằm nghỉ, hạn chế cử động cổ chân. Tránh gây ra thêm các tổn thương cho cơ, dây chằng hoặc các mô khác.
  • Chườm đá: Chườm lạnh vùng cổ chân bằng túi nylon đựng đá. Trước khi đặt túi đá này lên vùng bị bong gân, bạn nên phủ một lớp khăn mỏng lên trên. Việc này nhằm tránh tình trạng bỏng lạnh khi da tiếp xục trực tiếp với đá. Bạn chỉ nên chườm đá trong khoảng thời gian 15-20 phút. Chườm đá trong thời gian dài có thể khiến da bị tổn thương. Tránh chườm nóng hay sử dụng bất kì loại dầu, rượu, thuốc nào… để xoa bóp vì thao tác này có thể khiến vùng dây chằng bị tổn thương chảy máu nặng hơn.
  • Nén chặt chân: Dùng băng thun băng ép vừa phải từ bàn chân lên đến gối theo kiểu lợp ngói, lớp sau chồng lên 2/3 lớp băng trước để giảm sưng do ứ trệ máu tĩnh mạch.
  • Kê cao chân: Nằm kê chân cao để máu tĩnh mạch lưu thông dễ dàng hơn. Bạn chỉ nên kê cao từ 10-20 cm. Lưu ý không nên kê cao quá sẽ khiến chân bạn bị tê do giảm lượng máu động mạch xuống bàn chân. Bạn cũng có thể nằm gác chân lên gối ôm khoảng 10 cm.

Các cách giúp phòng tránh chấn thương mắt cá chân

phòng tránh chấn thương mắt cá chân

  • Chọn giày vừa chân, hạn chế mang giày cao gót.
  • Khởi động với các động tác kéo dãn cổ chân và mắt cá trước khi luyện tập.
  • Mang các phụ kiện bảo vệ mắt cá khi tham gia các động thể thao.
  • Giảm cân nếu bạn bị béo phì nhằm giảm áp lực lên mắt cá.

Tránh chấn thương do lạm dụng – nhiều không phải lúc nào cũng tốt! Nhiều chuyên gia y học thể thao tin rằng sẽ có lợi nếu nghỉ ít nhất một mùa giải mỗi năm. Cố gắng tránh áp lực hiện đang đặt ra đối với nhiều vận động viên trẻ phải tập luyện quá sức. Lắng nghe cơ thể và giảm thời gian và cường độ luyện tập khi cơn đau xuất hiện. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ chấn thương và giúp tránh “kiệt sức”.

Nói chuyện với huấn luyện viên thể thao của bạn. Tìm hiểu chương trình ngăn ngừa chấn thương ACL và kết hợp các nguyên tắc huấn luyện vào phần khởi động đội. Vận động viên chỉ nên trở lại thi đấu khi được sự cho phép của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Kết luận

Hy vọng bài viết giúp bạn nắm chắc những kiến thức cơ bản về chấn thương mắt cá chân cũng như cách điều trị và phòng tránh. Hãy bảo vệ đôi chân của mình thật cẩn thận bằng cách khởi động thật kỹ trước khi thi đấu. Đặc biệt đừng quên mang đồ bảo hộ và chọn đúng loại giày bóng rổ nhé.